Hyundai Ioniq 5 N, xe điện mạnh 641 mã lực
Ngoài thưởng thức âm nhạc, cư dân, du khách được du xuân, trải nghiệm khám phá ẩm thực, trò chơi dân gian gắn kết tình thân. Hòa cùng không khí đón chào năm mới, Tết đến xuân về trên mọi miền Tổ quốc, đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" sẽ được nhà sáng lập Ecopark tổ chức tại công viên Hồ Thiên Nga, Eco Central Park (rộng gần 200ha, tại TP Vinh, Nghệ An) vào 17h tối nay - ngày mùng 3 Tết, tức 31.1. Với sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng như giọng ca trữ tình quốc dân Trọng Tấn hay ca nhạc sĩ Duy Mạnh, chủ nhân của những bản hit triệu view, chương trình sẽ mang đến không khí bùng nổ, thu hút hàng nghìn khán giả Nghệ An và các tỉnh lân cận, trở thành đêm nhạc hoành tráng nhất xứ Nghệ dịp Tết này. Đặc biệt, chương trình mở cửa tự do để khán giả thoải mái thưởng thức âm nhạc đỉnh cao giữa không gian xanh mát, khoáng đạt của đại công viên xanh lớn nhất miền Trung.Theo tiết lộ từ đơn vị tổ chức, ca sĩ Duy Mạnh sẽ mang đến nhiều điều đặc biệt dành riêng cho khán giả xứ Nghệ, trong đó có sự kết hợp với con gái - ca sĩ Cầm. Hai cha con giọng ca Kiếp đỏ đen sẽ song ca nhạc phẩm Tình em là đại dương do chính Duy Mạnh sáng tác. Bản hit gắn với tên tuổi Duy Mạnh từ nhiều năm trước nay được làm mới hoàn toàn, mang hơi thở trẻ trung và rộn ràng, phù hợp với không khí Tết. Không chỉ mang đến bản song ca với con gái, Duy Mạnh còn dự định khiến không khí đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" bùng nổ với các nhạc phẩm: Bắt taxi, Hãy dừng lại đi em, Tôi là dân 37 và Thích phông bạt. Cầm, con gái của Duy Mạnh, cũng sẽ có màn solo với các ca khúc: Có đâu ai ngờ, Yêu hay không yêu và Lưới tơ tình. Cầm tên thật Nguyễn Thu Cầm. Cô quyết tâm theo đuổi con đường ca hát với hình tượng trẻ trung cùng ca khúc đầu tay mang tên Có đâu ai ngờ vào tháng 9.2022. Ca khúc được đón nhận trên TikTok, đạt gần 8 triệu lượt nghe trên Spotify và gần 9 triệu lượt xem trên YouTube. Cầm là một trong những nữ nghệ sĩ được trình chiếu hình ảnh tại Quảng trường Thời Đại, Mỹ trong chiến dịch EQUAL của Spotify.Ngoài màu sắc trẻ trung, sôi động do Duy Mạnh và con gái đem lại, đêm nhạc tại Eco Central Park tối mùng 3 Tết sẽ làm say lòng khán giả với những giai điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng do Trọng Tấn, Đinh Thành Lê thể hiện. Trọng Tấn - giọng ca trữ tình quốc dân - dự kiến mang đến không khí rộn ràng, tươi vui với các ca khúc đậm hơi thở mùa xuân như: Mùa xuân đến rồi đó, Mùa xuân gọi và Cung đàn mùa xuân. Trong khi đó, Đinh Thành Lê - một trong những giọng ca hàng đầu của dòng nhạc dân gian - sẽ trình diễn các ca khúc đậm chất miền Trung như Chơi vơi và Điệu ví dặm là em bên cạnh ca khúc trữ tình Mùa xuân đầu tiên. Đêm nhạc còn có sự góp mặt của ca sĩ Thanh Quý, Thanh Tài, A Páo.Để thổi làn gió trẻ trung, sôi động, ca sĩ Đông Chull sẽ thể hiện bản remix của các ca khúc đình đám như: Tái sinh, Một vòng Việt Nam, Tràn bộ nhớ, Mất kết nối và Thủy triều. Không chỉ quy tụ nghệ sĩ tên tuổi, đêm nhạc "Tự hào xứ Nghệ - Chào xuân 2025" còn được đầu tư hoành tráng với sân khấu thiết kế dựa trên cảm hứng từ thiên nhiên và tinh thần Tết Việt, hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Âm thanh, ánh sáng đỉnh cao, ứng dụng công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay cũng sẽ góp phần mang lại trải nghiệm nghệ thuật đặc sắc, biến không gian công viên Hồ Thiên Nga, Eco Central Park thành một đại nhạc hội khó quên. Ngoài đêm nhạc, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025, phục vụ người dân du xuân sẽ diễn ra tại Eco Central Park - điểm hẹn văn hóa và giải trí mới của thành Vinh, trong đó có lễ hội văn hóa 2025 diễn ra từ 31.1 - 3.2 (tức mùng 3- mùng 6 âm lịch) tại phố đi bộ Hùng Vương với 20 gian hàng, hơn 10 workshop dân gian và trò chơi sẽ mang không khí Tết xưa đến với tất cả mọi người. Đặc biệt, hệ thống nhà hàng ẩm thực tại Eco Central Park sẽ mang tới cho cư dân, khách tham quan những món ăn dân dã nhưng là đặc sản của nhiều vùng miền trên cả nước.Dịp này, nhà sáng lập Ecopark trang hoàng khu đô thị bằng nhiều cây cảnh và hoa tươi rực rỡ khiến mỗi m² đều cho ra điểm check-in với những bức ảnh đẹp, ghi dấu kỷ niệm của cư dân, du khách bên những người thân yêu trong những ngày đầu năm mới."Kiến tạo khu đô thị Eco Central Park, chúng tôi không chỉ mang đến những căn nhà tiện nghi hiện đại cho mỗi gia đình mà còn mang đến đời sống tinh thần đầy màu sắc cho cư dân, du khách. Tại không gian sống của cư dân sẽ là nơi giao thoa cảm xúc và khởi đầu của những hành trình mới, mang tinh thần tự hào của mỗi người dân xứ Nghệ", đại diện nhà sáng lập Ecopark - đơn vị tổ chức chương trình - cho biết. Eco Central Park được kiến tạo bởi nhà sáng lập Ecopark. Trong đó chủ đầu tư dành 50 ha cho cây xanh, nước mặt, công viên Hồ Thiên Nga rộng 10 ha và trục cảnh quan dài 5 km tại trung tâm. Mật độ 100 cây xanh trên một người, phù hợp xu hướng phát triển của thế giới lẫn đặc trưng khí hậu Vinh, Nghệ An.Gần 2 năm khai trương công viên Hồ Thiên Nga, phố đi bộ Hùng Vương, Clubhouse, đại đô thị Eco Central Park trở thành trở thành điểm đến mới, thu hút hàng chục nghìn cư dân cũng như du khách với hơn 80 sự kiện quy mô lớn, được tổ chức liên tục, mới nhất là Lễ hội Tết 2025 với 2.500 chiếc bánh chưng được gói tặng cư dân, du khách; hay lễ hội đếm ngược chào đón năm mới với màn pháo hoa mãn nhãn bên dòng Lam huyền thoại…Chuyển đổi số báo chí: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào báo điện tử
Đặc biệt, mối quan hệ liên kết giữa nhà vườn với thương lái và doanh nghiệp vẫn là vấn đề "nóng" khi chưa có sự gắn bó chia sẻ lợi ích.
Di nguyện của bà - Truyện ngắn dự thi của Bùi Đế Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Qua bộ ảnh này, anh hy vọng người xem sẽ thấy thú vị về sự hòa điệu của nghệ thuật múa và những cảnh đẹp - mang tính biểu tượng của TP.HCM. "Thế là giơ máy lên bấm thôi! Rất nhanh, tôi đưa ý tưởng và được đồng ý ngay. Tiếc là chưa chuẩn bị được nhiều nhân vật khác nhau. Có lẽ sắp tới, khi nghệ sĩ đóng vai hoàng tử từ Hà Nội vào, chúng tôi sẽ chụp thêm ảnh - cảnh ban đêm lung linh của TP.HCM, giữa hoàng tử và nàng Lọ Lem. Một kiểu đối lập: ngày lao động cật lực, đêm lên đồ lộng lẫy để... quẩy, đại ý vậy", anh hài hước chia sẻ thêm.
Phát biểu sau giải đấu, ông Xuân Cường – Chủ nhiệm CLB Phóng viên Thể thao cho biết: “Bản thân tôi cũng mới chơi cầu lông được 3 tháng. Và khi chơi tôi muốn nhiều người cùng chơi và thực sự rất vui khi lần đầu tiên tổ chức, CLB đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các đơn vị đồng hành như Babolat, Liên đoàn cầu lông TP.HCM, Công y tế Y Vũ và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của các anh chị em đồng nghiệp. Sau thành công giải đấu này, CLB dự kiến sẽ tổ chức một giải đấu quy mô hơn vào dịp 21.6.2023”.
Bình Định lần đầu tổ chức biểu diễn thiết bị bay không người lái
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...